ẢNh đại diện

14 LỄ HỘI LỚN KHÔNG THỂ BỎ QUA Ở MALAYSIA

Ngày: 29-01-2018 04:34:41 | Lượt xem: 24773

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Malaysia là các lễ hội. Năm nào cùng có những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn và đầy màu sắc. Đặc biệt, phong tục “nhà mở” thường được thấy trong các lễ hội lớn. Đây chính là lúc người dân Malaysia mời bạn bè đến nhà để thưởng thức các đặc sản truyền thống và thắt chặt mối quan hệ.

Những lễ hội như Hari Raya được tổ chức tại các ngôi làng hay tại thủ phủ của các đô thị lớn. Hàng năm những người theo đạo Hồi trên khắp cả nước trở về nhà trước khi lễ hội diễn ra, để gặp gỡ người thân trong gia đình, phong tục này gọi là balik kampung. Gia đình đoàn tụ là một phần của các lễ hội lớn. Trong những dịp này, người dân ăn mặc sặc sỡ theo lối truyền thống. Đây chính là một phần quan trọng của xã hội Malaysia. Ngày tổ chức lễ hội thay đổi mỗi năm tùy theo Hồi lịch.

Đất nước Malaysia có những lễ hội lớn sau:

1. Thaipusam - Tháng Giêng

Vào dịp đầu năm mới chính là thời gian để tổ chức lễ hội Thai Pu Sam của người Ấn Độ. Cộng đồng người Ấn chiếm khá đông trong dân số của Malaysia. Lễ hội này diễn ra ở động BaTu với các nghi lễ tâm linh truyền thống. Hàng ngàn người mộ đạo mang theo những cái khung trang trí lộng lẫy bằng cách dùng những cái móc xuyên qua da thịt như một hình thức hành xác để hối lỗi, gọi là kavadis.

2. Tết âm lịch Trung Hoa - Tháng Hai

Người Trung Hoa trên khắp thế giới và ở Malaysia tổ chức ăn tết âm lịch, đoàn tụ gia đình với những bữa ăn thịnh soạn.

3. Lễ hội nước Malaysia - Tháng 4-5

Trên khắp đất nước Malaysia, du khách có thể tham gia các hoạt động gắn với nước trong suốt một tháng liền, chơi trò té nước hay các môn thể thao dưới nước.

4. Wesak - Tháng 5

Nhà chùa tổ chức cúng bái và các nghi lễ như cho Phật tổ, tụng kinh, đốt nhang và thụ chức cho các nhà sư.

5. Lễ hội Duanwu

Được gọi là Lễ hội Thuyền Rồng ở đây ở Malaysia, đây là một sự kiện thường được tổ chức vào ngày thứ năm của tháng thứ năm âm lịch của Trung Quốc. Mặc dù lễ hội này mang nhiều ý nghĩa hơn ở Trung Quốc và thường được tổ chức bởi cộng đồng Trung Hoa ở Malaysia. Trong dịp lễ này các gia đình Trung Quốc sẽ chuẩn bị Zhong zi - một loại bánh bao làm bằng gạo nếp với các loại nhân khác nhau và gói bằng là tre hoặc lá sen để thưởng thức trong dịp lễ.

6. Tadau Ka’amatan - 30-31/5

Cộng đồng người KadazanDusun ở Sabah tổ chức lễ tạ ơn thần lúa Bambaazon. Rượu gạo (tuak), thức ăn ngon, múa hát là một phần quan trọng của ngày lễ này.

7. Sắc màu Malaysia - Tháng 5-6

Sự kiện này bắt đầu bằng một đoàn diễu hành sặc sỡ thể hiện sự đa dạng văn hóa của Malaysia thông qua âm nhạc và các điệu nhảy.

8. Gawai - 1-2/6

Lễ hội là dịp cho người Ibans, Orang Ulu và người Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối mùa thu hoạch nên còn được gọi là lễ hội thu hoạch. Người dân sẽ tổ chức nhiều cuộc vui múa hát và uống rượu tuak. Điệu múa đặc biệt của lễ hội Gawai là múa Ngajat Lesong. Trong điệu múa này, một vũ công sẽ chứng tỏ sức mạnh và kỹ xảo của mình bằng cách nâng chiếc cối giã gạo bằng hàm răng của mình.

9. Ngày hội thực phấm và trái cây - Tháng 7

Đây là dịp để du khách thưởng thức nhừng món đặc sản của Malaysia như satay và nasi lemak, các loại trái câỵ nhiệt đới và các món tráng miệng trong suốt lễ hội kéo dài cả tháng.

10. Ngày quốc khánh - 31/8

Người dân khắp nơi tổ chức kỷ niệm ngày độc lập Merdeka Day.

11. Lễ hội trung thu - Tháng 9

Không khí yên bình, cùng nhau chia sẻ sự phồn vinh. Những chiếc lồng đèn sặc sỡ trưng bày khắp nơi, du khách có thể thưởng thức nhiều loại bánh trung thu.

12. Deepavali - Tháng 11

Lễ hội ánh sáng Deepavali hay còn được gọi là lễ hội Diwali - the Festival of Lights được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 hàng năm, kéo dài trong 5 ngày. Đây là một lễ hội tôn giáo và văn hóa quan trọng của người Ấn Độ, một cộng đồng khá đông ở Malaysia. Lễ hội này gần giống như ngày Tết ở Ấn Độ, mọi người sẽ trang trínhà cửa, nấu những món ăn truyền thống, ăn mặc quần áo mới. Đây là dịp mà mọi người trong gia đình có thể sum họp, vui vầy bên nhau và cùng nhau thắp đèn kuthuvilakku - một loại đèn dầu truyền thống của người Ấn Độ để đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi, một nữ thần thịnh vượng.

13. Hari Raya Aidimtri - Tháng 11

Tháng chay Ramadan quan trọng ở việc tổ chức lễ hội Hari Raya Aidilíìtri cho người theo đạo Hồi ở khắp thế giới. Lễ cầu nguyện buổi sáng được tổ chức ở các nhà thờ rồi sau đó họ đi thăm bạn bè, người thân.

14. Giáng Sinh - 25/12

Như những nguời theo đạo Thiên Chúa khắp thế giới, người dân Malaysia theo đạo đều đi lễ nhà thờ, tổ chức ẩn tối trong gia đình và trao quà cho nhau vào lễ Giáng Sinh.